Tham nhũng - chỉ bắt được những vụ “con mèo ăn miếng mỡ”

(Dân trí) - “Những vụ kiểu "con mèo ăn miếng mỡ" thì chúng ta bắt được rất nhiều, còn "con cọp bắt con heo" thì chúng ta không bắt được bao nhiêu” – Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phát biểu về công tác phòng chống tham nhũng.

Cả ngày 26/10, Quốc hội dành trọn thời gian thảo luận tại hội trường xung quanh các báo cáo về công tác phòng chống tội phạm.

Kéo dài thời hạn xử lý tham nhũng để “hạ nhiệt” tội trạng

Bàn về tình hình loại tội phạm đang là “quốc nạn”, đại biểu Phạm xuân Thường (Thái Bình) day dứt vì vấn đề phát hiện, xử lý tham nhũng hạn chế, số vụ phát hiện còn ít chưa tương xứng với tình hình. Ông Thường đặt nghi vấn, phát hiện không ít nhưng vấn đề phải xem lại là khâu xử lý.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền phát biểu tại hội trường.

Theo báo cáo, năm 2011, qua công tác thanh tra, đã phát hiện hàng trăm nghìn tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm với số tiền phải thu hồi đến cả nghìn tỷ đồng nhưng số lượng thực tế thu hồi được chỉ khoảng 1/10. Hơn nữa, thiệt hại gây ra từ nạn tham nhũng lớn như vậy nhưng số vụ, số đối tượng được đưa ra xem xét hình sự rất ít, số đưa ra xét xử, ông Thường phán đoán, còn ít hơn.

Nêu hiện tượng nhiều vụ tham nhũng ở dạng đền bù giải phóng mặt bằng thường được các cơ quan chức năng áp dụng điều luật miễn trách nhiệm hình sự, ông Thường yêu cầu “rà” lại từng trường hợp để tìm ra “kẽ hở trách nhiệm”.

Đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) lại phân tích theo hướng, trong số những vụ việc tham nhũng đã xử được, đa số đối tượng chỉ bị khép tội ít nghiêm trọng, có khung hình phạt quy định dưới 3 năm tù. Một tỷ lệ rất lớn đối tượng sau đó chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc là được hưởng án treo.

“Có hiện tượng nhiều vụ tham nhũng kéo dài thời hạn bất thường ở tất cả các giai đoạn tố tụng. Tôi cho vấn đề kéo dài ở các giai đoạn tố tụng giảm bớt hành vi phạm tội của các bị cáo tách ra để xem xét xử lý sau hay tội danh nhẹ hơn là một xu hướng gần đây” – đại biểu cho rằng, có cảm giác các cơ quan tiến hành tố tụng “nhường nhịn” nhau, cơ quan điều tra đề nghị truy tố nhiều nhưng VKS đình chỉ cũng không có ý kiến, tòa cũng không bao giờ trả hồ sơ yêu cầu truy tố tội danh nặng hơn…

Cũng tỏ ra không hài lòng về thái độ nghiêm khắc cần có đối với tham nhũng, đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) so sánh: “Thấy "con mèo ăn miếng mỡ" thì chúng ta bắt được rất nhiều nhưng toàn những vụ án nhỏ, còn "con cọp bắt con heo" thì chúng ta không bắt được bao nhiêu”. Ông Thuyền cho rằng, với những người có chức có quyền, phải theo dõi thì mới “bắt” được, còn nếu giao cho họ một quyền đặc biệt mà chỉ thành lập Ban chỉ đạo như hiện nay, chỉ điều hành, phối hợp để nghe các ngành báo cáo sẽ không giải quyết được vấn đề.

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) phân tích thêm tính hiệu quả của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng các cấp với mô hình người đứng đầu cơ quan hành chính làm trưởng ban, có thể dẫn đến hệ quả “vừa đá bóng vừa thổi còi”, hiệu quả đấu tranh với tham nhũng thấp.

Ông Hùng kể chuyện ít ngày trước, UB Các vấn đề xã hội tiếp đại diện lãnh đạo của 6 TCty và Cty dược về việc xác minh làm rõ và xử lý một số biểu hiện có dấu hiện tiêu cực trong quản lý dược hiện nay.

Cuộc làm việc được coi như một cuộc tiếp xúc cử tri nhưng một số doanh nghiệp bộc bạch là phải hết sức đắn đo mới tham gia việc “tố giác” vì rất có thể sẽ bị trù dập, thậm chí phải bỏ nghề. Các đơn vị kinh doanh dược này nêu hiện tượng một số DN được cấp phép nhập khẩu khối lượng tiền chất “ma túy đá” rất lớn, trong khoảng thời gian rất ngắn. Lạ là đầu ra của những sản phẩm đó không tương xứng với đầu vào, có thể đặt vấn đề có tiêu cực, khuất tất trong việc này.

Ông Hùng đúc rút, phải đặt công tác phòng chống tham nhũng trong mối liên hệ chặt chẽ với việc đấu tranh chống các tội phạm khác.

Vụ thảm sát tại tiệm vàng là điển hình “rợn người”
 
Đại biểu Phạm Xuân Thường: "Người dân lo lắng ngay khi ngồi trong chính nhà mình" (ảnh: LAT)

Vấn đề tội phạm xâm hại trật tự, an toàn xã hội, đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) nhận định không mấy lạc quan: tình hình tội phạm vẫn diễn biến vô cùng phức tạp. Đối tượng phạm tội có xu hướng ngày càng trẻ hóa, liều lĩnh và manh động, sẵn sàng sử dụng vũ khí nóng để bắn trả lại lực lượng làm nhiệm vụ khi bị truy đuổi. Ông Nghĩa đặt câu hỏi nhà nước đã dành ngân sách rất lớn cho lực lượng đấu tranh phòng, chống tội phạm nhưng tội phạm vẫn không giảm mà ngược lại ngày càng gia tăng, lộng hành thái quá?

Đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) nêu con số thống kê, năm 2011, số vụ phạm tội trong lứa tuổi vị thành niên tăng so với 2010. Đáng chú ý số người chưa thành niên tụ tập thành băng, nhóm, sử dụng dao, lê, mã tấu gây nhiều vụ án nghiêm trọng có xu hướng tăng và nhiều vụ gây bức xúc trong dư luận xã hội. Tình trạng các học sinh đánh nhau ở các tỉnh, thành phố, tung clip lên trên mạng cũng đang gây lo lắng cho nhiều bậc phụ huynh.

“Đặc biệt sau vụ thảm án tại tiệm vàng ở Bắc Giang mà thủ phạm là đối tượng vị thành niên, một lần nữa đã cảnh báo về sự gia tăng tỷ lệ phạm tội ở lứa tuổi này” – vị Phó chủ nhiệm UB Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng nhấn mạnh.

Truy tìm nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, bà Minh cho rằng việc giáo dục đang khuyết một dung trang bị khả năng ứng phó của các em với mặt trái của cơ chế thị trường, với sự phân hóa giàu nghèo, sự phân hóa thu nhập vùng miền đang diễn ra khá mạnh mẽ hiện nay.

Bà Minh không giấu vẻ xót xa: “Không ít trẻ vị thành niên từ quê nghèo di cư đến các đô thị để tìm việc làm không được rơi vào cảnh túng quẫn, không lối thoát, lại chứng kiến sự giàu có xa hoa của những gia đình có mức sống cao làm cho choáng ngợp, thiếu kìm chế, bất chấp pháp luật biến mình thành kẻ phạm tội”.

Đại biểu Phạm Xuân Thường (Thái Bình) đồng ý với những phân tích về mức độ nghiêm trọng của tình hình tội phạm đặc biệt là tội giết người và giết người do người vị thành niên thực hiện.

“Có cử tri cho rằng trước đây đi ngoài đường, đi vào những chỗ vắng, đi ban đêm thì mới sợ bị cướp, bị giết. Còn bây giờ, người dân lo lắng khi ngồi trong chính ngôi nhà của mình… Hình ảnh người dân xem bắt cướp, người dân vào cướp tài sản của người bị hại, thật là phản cảm” – ông Thường cho rằng sự xuống cấp về đạo đức xã hội là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

“Gật đầu” tán thành, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình) cho biết: “Theo báo cáo của Chính phủ trình bày, tội giết người có tới 95% nguyên nhân xuất phát từ xã hội. Điều đó nói lên đạo đức xã hội xuống cấp một cách nghiêm trọng”.

Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm cũng nhìn nhận, tình trạng tội phạm vị thành niên gia tăng là hồi chuông báo động về đạo đức xã hội. Việc thanh niên ra đường mang theo hung khí như dao, kiếm, mã tấu, dễ dàng lao vào ẩu đả, đánh lộn, thanh toán lẫn nhau chỉ vì những lý do nhỏ như "nhìn đểu", va quệt… rất bất thường. Đại biểu cũng lấy ví dụ vụ hung thủ chưa đủ 18 tuổi Lê Văn Luyện sát hạt 3 mạng người một lúc trong một gia đình là một điển hình “rợn người”.  

P.Thảo

Ý kiến của bạn:
 
Hộ và tên: *
Email: *
Tiêu đề: *
Nội dung: *
Đánh giá:
Bạn nhập mã bảo vệ vào ô bên cạnh: *
 
Xã hội
Hé lộ cái chết của nữ sinh ở phòng trọ (26/10/11)
Chủ nợ vây tiệm vàng Tín Huy (26/10/11)
Công an vào cuộc vụ lái, phụ xe buýt lăng mạ hành khách (26/10/11)
Hàng ngàn người ngủ ngoài trời lạnh, gần 300 người đã chết (25/10/11)
Mê man đưa hơn 120 lượng vàng cho kẻ cướp! (22/10/11)
Sự thật vụ Bộ trưởng Thăng bị "tuýt còi" (22/10/11)
Bé 2 tuổi bị xe đâm qua đời (21/10/11)
Điều chỉnh giờ làm để chống tắc đường: Sẽ triển khai ngay (21/10/11)
Người phụ nữ cứu bé Duyệt Duyệt bỏ về quê (21/10/11)
Trung Quốc sục sôi bàn đạo đức sau vụ bé Yue Yue (21/10/11)