Làm nửa vời, sao hết tắc đường!

(Tin tuc) - Bên lề kỳ họp thứ 2 của Quốc hội ngày 27-10, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã nhấn mạnh như trên khi trao đổi với báo giới xung quanh hai phương án đổi giờ học, giờ làm để chống ùn tắc giao thông tại Hà Nội vừa được bộ này trình Chính phủ.

* Phóng viên: Thưa ông, đề xuất thay đổi giờ học, giờ làm việc để giảm ùn tắc giao thông chưa nhận được sự đồng thuận cao của người dân vì có thể làm đảo lộn cuộc sống của nhiều bộ phận dân cư trong xã hội?

- Bộ trưởng Đinh La Thăng: Giải pháp đó chỉ ảnh hưởng đến lợi ích của một nhóm nhỏ. Công chức nữ ảnh hưởng giờ đưa con cái đi học nhưng so với hàng triệu công nhân lao động thì chỉ là con số nhỏ. Công nhân lao động làm ca ai đưa con đi học, họ không phải là những người mẹ à? Tại sao chỉ công chức mới cần ưu tiên giờ đi làm và giờ đưa con đi học?

* Trước khi trình Chính phủ, Bộ GTVT đã thảo luận phương án này với UBND TP Hà Nội. Có ý kiến nói UBND TP Hà Nội không ủng hộ phương án này?


- Ai bảo Hà Nội không ủng hộ? Đối với giải pháp đưa ra, họ cần có bước đi cụ thể thích hợp chứ không phải không ủng hộ.

Làm nửa vời, sao hết tắc đường!, Tin tức trong ngày, bo truong gtvt dinh la thang, bo truong dinh la thang, tac duong, thay doi gio hoc gio lam, bao, tin tuc, tin hot, tin hay

Cảnh tắc đường thường thấy tại Hà Nội

* Sau các giải pháp điều chỉnh giờ làm, Bộ GTVT có kế hoạch gì hay hơn không hay chỉ dừng lại ở đó?

- Giải pháp cho giao thông phải là giải pháp đồng bộ tổng thể; từ văn bản quy phạm pháp luật, đầu tư cơ sở hạ tầng, tổ chức lại giao thông hợp lý đến nâng cao tinh thần trách nhiệm của người thực thi công vụ, ý thức của người tham gia giao thông… Những giải pháp này đã được Chính phủ chỉ đạo tại Nghị quyết số 16 năm 2008 chứ không phải Bộ GTVT thích thì làm. Tất cả những gì Bộ GTVT đang làm đều là giải pháp cũ, chưa có gì mới và cũng chưa có gì gọi là sáng kiến cả.

* Chính phủ chỉ đạo từ năm 2008, vậy tại sao tình hình trật tự an toàn giao thông chưa được cải thiện, thưa ông?

- Vì giải pháp chưa được thực hiện đồng bộ, chưa quyết liệt.

* Theo ông, lỗi do đâu?

- Lỗi tại cả cơ quan quản lý và người tham gia giao thông. Cơ quan quản lý ở đây là Bộ GTVT.

* Nếu năm sau, tình hình giao thông không cải thiện, ông có suy nghĩ gì?


- Đánh giá hiệu quả không thể một năm mà phải có thời gian vì có giải pháp trước mắt và lâu dài. Ví dụ, về lâu dài, tại các đô thị lớn như Hà Nội và TPHCM phải đầu tư xây dựng tàu điện ngầm và đường sắt trên cao. Việc này đòi hỏi phải có thời gian và tiền bạc.

* Theo ông, cần bao lâu để giảm ùn tắc và tai nạn?


- Tình hình chỉ cải thiện với điều kiện có sự đồng thuận cao của xã hội và cả hệ thống chính trị vào cuộc. Vừa đưa ra một giải pháp đã phải dừng lại làm sao làm được. Nhìn sang nước láng giềng, ô tô đi theo ngày chẵn, lẻ; hằng năm muốn đăng ký xe phải quay xổ số. Ở Singapore, muốn đăng ký ô tô phải đấu thầu. Mình vừa đưa ra giải pháp đã nói động đến quyền công dân.

Tôi cho rằng phải có sự đồng bộ là cấm xe máy thì vận tải công cộng phải tốt lên cả về phương tiện và chất lượng phục vụ. Nhưng không thể chờ có cái kia mới làm cái này mà phải làm đồng thời. Nghĩa là vẫn phải giảm phương tiện cá nhân nhưng chấp nhận phương tiện vận tải công cộng chưa được như mong đợi, mọi người phải có sự chia sẻ. Cả đất nước vào cuộc, tại sao lại không giảm được tai nạn và ùn tắc giao thông?

Hai phương án điều chỉnh giờ học, giờ làm

Hai phương án đề xuất điều chỉnh giờ học, giờ làm việc tại Hà Nội của Bộ GTVT trình Chính phủ phê duyệt, cụ thể:

Phương án 1: Giờ làm việc của cán bộ, công chức cơ quan Trung ương là 9 giờ - 12 giờ (buổi sáng) và 13 giờ - 18 giờ (buổi chiều); cán bộ công chức Hà Nội từ 8 giờ 30 phút – 12 giờ và từ 13 giờ - 17 giờ 30 phút; học sinh mầm non, tiểu học, THCS bắt đầu từ 8 giờ, kết thúc lúc 17 giờ 30; học sinh THPT từ 7 giờ - 11 giờ và từ 12 giờ 30 phút – 16 giờ 30 phút; sinh viên khu vực quận Cầu Giấy, quận Thanh Xuân học từ 6 giờ - 11 giờ và từ 12 giờ - 17 giờ; sinh viên khu vực quận Đống Đa, quận Hai Bà Trưng học từ 7 giờ - 12 giờ và từ 13 giờ - 18 giờ; các trung tâm kinh doanh thương mại mở cửa từ 9 giờ 30 phút - 23 giờ.

Phương án 2: Giờ học, giờ làm của cán bộ, công chức cơ quan Trung ương, Hà Nội và học sinh mầm non, tiểu học, THCS, THPT, giờ mở - đóng cửa của các trung tâm thương mại giống như phương án 1. Riêng sinh viên đại học khu vực quận Cầu Giấy và quận Thanh Xuân học từ 7 giờ - 12 giờ và từ 13 giờ - 18 giờ; sinh viên quận Đống Đa và quận Hai Bà Trưng học từ 8 giờ - 13 giờ và từ 14 giờ - 19 giờ.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, Bộ GTVT khuyến khích bố trí giờ làm việc tránh giờ cao điểm nhằm giảm ùn tắc.

 

                                                                                    Theo Phương Anh - T.Kha (Người lao động)

Ý kiến của bạn:
 
Hộ và tên: *
Email: *
Tiêu đề: *
Nội dung: *
Đánh giá:
Bạn nhập mã bảo vệ vào ô bên cạnh: *
 
Xã hội
Bangkok sẽ ngập hoàn toàn? (27/10/11)
Tham nhũng - chỉ bắt được những vụ “con mèo ăn miếng mỡ” (27/10/11)
Hé lộ cái chết của nữ sinh ở phòng trọ (26/10/11)
Chủ nợ vây tiệm vàng Tín Huy (26/10/11)
Công an vào cuộc vụ lái, phụ xe buýt lăng mạ hành khách (26/10/11)
Hàng ngàn người ngủ ngoài trời lạnh, gần 300 người đã chết (25/10/11)
Mê man đưa hơn 120 lượng vàng cho kẻ cướp! (22/10/11)
Sự thật vụ Bộ trưởng Thăng bị "tuýt còi" (22/10/11)
Bé 2 tuổi bị xe đâm qua đời (21/10/11)
Điều chỉnh giờ làm để chống tắc đường: Sẽ triển khai ngay (21/10/11)