Hơn 14.000 điện thoại bị theo dõi

Có 14.000 điện thoại ở Việt Nam bị cài phần mềm theo dõi thông qua điện thoại thông minh.
Qua đó người sử dụng điện thoại bị theo dõi tin nhắn, danh bạ, ghi âm cuộc gọi, định vị điện thoại, quay phim, chụp ảnh

dien thoai
Hình ảnh điện thoại bị nghe lén

Mới đây, đã có nhiều bài phản ánh tình trạng một số công ty chuyên kinh doanh thiết bị di động công khai rao bán các phần mềm, thiết bị phục vụ cho việc nghe lén. Chính từ những thiết bị này, nhiều đối tượng tội phạm đã sử dụng nhằm đánh cắp thông tin cá nhân hoặc thực hiện các hành vi phạm tội khác. Điều đáng nói, hoạt động này hoành hành ngày càng dữ dội khiến người sử dụng các dịch vụ di động đặt nghi vấn về sự quản lí đến những cơ quan chức năng.

Bắt không xuể!

Mới đây, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội và Công an TP Hà Nội phát hiện Công ty TNHH Việt Hồng (110 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội) sản xuất phần mềm “gián điệp” theo dõi thông tin khách hàng dùng smartphone, vi phạm nhiều quy định của Luật Công nghệ thông tin (CNTT).

Theo đó, các hành vi thu thập thông tin riêng của người sử dụng lưu trữ tại máy chủ; hành vi ngăn chặn khả năng của người sử dụng điện thoại di động xóa bỏ, hạn chế phần mềm này; hành vi chiếm đoạt quyền điều khiển thiết bị số, làm mất khả năng nhận biết sự xuất hiện của phần mềm này trong máy đã vi phạm Điều 71 về chống vi rút máy tính và phần mềm gây hại.

Cùng liên quan đến vấn đề trên, Phòng Cảnh sát Phòng chống tội phạm công nghệ cao (Công an TP Hà Nội) phối hợp các cơ quan chức năng kiểm tra Công ty TNHH Thương mại Lê Gia T&T tại phố Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa. Lực lượng chức năng thu giữ hơn 3000 thiết bị thuộc 74 mặt hàng. Trong số này, có thiết bị nghe lén bằng sim điện thoại, các loại camera ngụy trang,.... Trước đó không lâu, cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện Công ty Toàn Thắng trên đường Hồng Hà, phường Phúc Xá, quận Ba Đình, TP Hà Nội chứa hàng loạt thiết bị nghe lén, quay trộm,.... nhập lậu từ Trung Quốc. Tại đây, lực lượng chức năng thu giữ hơn 70 kiện hàng các loại, gần 300 mã hàng gồm thiết bị phá sóng điện thoại và wifi, thiết bị nghe lén bằng sim điện thoại, các loại camera ngụy trang, một số đĩa lưu trữ các phần mềm nghe lén dùng cho điện thoại,.... Tại cơ quan điều tra, giám đốc công ty này thừa nhận đã mở đến 4 trang web để kinh doanh những mặt hàng cấm này.

Theo lời Đại úy Nguyễn Tuấn Quốc - C50 (Bộ Công an), không chỉ ở Hà Nội, thời gian gần đây, tình trạng mua bán trái phép các thiết bị nghe lén, quay lén bị cơ quan chức năng trong cả nước phát hiện ngày càng nhiều. Trong đó, đáng nói nhất là phần mềm (Spyphone) theo dõi điện thoại được thiết kế để sao lưu dữ liệu điện thoại, giám sát nhân viên, quản lí con cái, trẻ em... Nó có khả năng theo dõi chiếc điện thoại mục tiêu đang thực hiện cuộc gọi đến hoặc cuộc gọi đi, nhận thông báo, ghi âm tất cả các cuộc gọi hay videocall một cách bí mật mà không thể bị phát hiện. Khi được truy cập với một website khác, nó có khả năng tự xâm nhập và đánh cắp các dữ liệu cá nhân của đối phương có điện thoại bị theo dõi, cho người “giám sát” biết được tất cả nội dung các cuộc đàm thoại, nhắn tin, thời gian, tọa độ, email trên điện thoại đã bị cài đặt phần mềm nghe lén. Trước câu hỏi của phóng viên về cơ chế cài đặt những phần mềm nghe lén này, Đại úy Quốc giải thích: Người muốn nghe lén thường tìm cách “mượn” ĐTDĐ cần nghe lén trong khoảng 10 - 15 phút để cài đặt phần mềm trực tiếp. Các phần mềm gián điệp này sẽ trở thành “thám tử” hoạt động thầm lặng trong chiếc ĐTDĐ đó, ghi nhận các tin nhắn, nội dung tin nhắn, nhật kí cuộc gọi và chuyển thông tin liên tục cho người nghe lén.

Khó kiểm soát vì hạn chế về... công nghệ

Hiện tượng người dùng smartphone bị theo dõi được cảnh báo từ lâu, nhưng dường như tình trạng này ngày càng công khai, lộ liễu. Thay vì rao vặt một cách tế nhị trong các diễn đàn, phần mềm theo dõi qua điện thoại gần đây được rao bán công khai qua các trang web của một số tổ chức. Theo ý kiến của chuyên gia thì các thiết bị nghe lén có sim hoặc các phần mềm nghe lén hoạt động như phần mềm gián điệp trên máy tính có thể ẩn mình hoàn toàn, ngay cả những người có chuyên môn cũng khó phát hiện. Việc sử dụng các thiết bị hoặc phần mềm này trên mạng thông tin di động tương tự như cuộc gọi thông thường giữa hai thuê bao. Tuy nhiên, hiện nay, các nhà mạng chưa có hệ thống phát hiện các thiết bị hoặc phần mềm này. Trong trường hợp có yêu cầu của cơ quan quản lí Nhà nước hoặc phản ánh của khách hàng, sau khi xác minh làm rõ, nếu thực sự khách hàng sử dụng số thuê bao vào mục đích nghe lén, vi phạm quyền bí mật đời tư của cá nhân, như vậy đồng nghĩa với việc khách hàng sử dụng số thuê bao không đúng theo hợp đồng đã kí kết với nhà mạng sẽ thực hiện tạm ngừng hoặc chấm dứt cung cấp dịch vụ. Đồng thời, nhà mạng phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lí Nhà nước xử lí theo quy định của pháp luật.

Luật sư Trần Vũ Nghĩa thuộc Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết: Theo Điều 125 Bộ luật Hình sự về tội “xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác”, người nào chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc các văn bản khác được truyền, đưa bằng phương tiện viễn thông và máy tính; có hành vi trái pháp luật xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác đã bị xử lí kỉ luật hay xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 1 - 5 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 1 năm. Nếu phạm tội có tổ chức, nhiều lần, gây hậu quả nghiêm trọng... thì bị phạt cải tạo không giam giữ từ 1 - 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng - 2 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 2 - 20 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 - 5 năm...”.

Như vậy, có thể nói, dù luật đã quy định rất rõ về hành vi xâm phạm thông tin cá nhân, song có lẽ chính từ những hạn chế về công nghệ “chặn đánh” các thiết bị, phần mềm nghe lén cũng với những dễ dãi trong việc đưa các thông tin lên các trạng mạng khiến cho các hoạt động nghe lén này vẫn nằm ngoài vùng kiểm soát của cơ quan chức năng. 

Ý kiến của bạn:
 
Hộ và tên: *
Email: *
Tiêu đề: *
Nội dung: *
Đánh giá:
Bạn nhập mã bảo vệ vào ô bên cạnh: *
 
Tin công nghệ
Những bức ảnh Vẽ bằng Microsoft Excel (20/06/14)
Máy tính bảng cao cấp Galaxy Tab S đã về Việt Nam (17/06/14)
Điện thoại trung quốc nhái Galaxy S4 có cài sẵn mã độc (16/06/14)
Hình nền world cup 2014 (10/06/14)
Trung tâm phòng chống tội phạm mạng của Microsoft (09/06/14)
Giá iphone 6 4,7 inch và 5,5 inch tại Việt Nam (06/06/14)
10 hình nền máy tính đẹp nhất (02/06/14)
Apple xác nhận mua lại Beats với giá 3 tỉ USD (29/05/14)
Samsung và LG sắp tung smartphone dùng kính sapphire (27/05/14)
HTC One M8 Prime chống nước, cấu hình siêu khủng (20/05/14)