Ai sẽ giành giải Nobel 2011?
Hai nhà khoa học với khám phá hormon điều khiển trọng lượng cơ thể và một giáo sư với thành công tạo ra tế bào gốc không cần phôi người là những ứng cử viên hàng đầu cho giải Nobel năm...
Hai ứng cử viên đầu tiên là Douglas Coleman (người Canada) và Jeffrey Friedman, (người Mỹ) đã chỉ ra được béo phì có liên quan đến sự gián đoạn trao đổi chất gây ra do thiếu hormon leptin. Năm ngoái hai ông đã nhận được giải thưởng Lasker, một giải được xem là giải Nobel của nước Mỹ
Ứng cử viên thứ hai là nhà khoa học người Nhật Shinya Yamanaka, người đã tạo ra bước tiến nhảy vọt trong nền y học thế giới với thành công tạo ra tế bào gốc từ tế bào da bình thường không cần đến phôi thai người.
Shinya Yamanaka, làm việc tại ĐH Kyoto và Viện tim mạch Gladstone ở San Francisco, được công nhận là "Nhân vật quan trọng" do tạp chí Time bình chọn với nhiều thành tựu to lớn đã đạt được trong các lĩnh vực như y học, sinh học, công nghệ...với hàng loạt giải thưởng đã giành được như: giải Albert Lasker năm 2009, giải Balzan năm 2010, Giải nghiên cứu Ung thư Meyenburg năm 2007....
Theo dự đoán của giới truyền thông và các nhà phân tích, có nhiều khả năng Shinya Yamanaka sẽ chia sẻ giải thưởng với John Gurdon, nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực nhân bản vô tính hoặc James Till, nhà khoa học đã cứu được tính mạng của hàng ngàn bệnh nhân bị bệnh bạch cầu nhờ phát hiện ra tế bào gốc máu.
Ngoài ra còn một số ứng cử viên tiềm năng khác như: bộ ba Ronald Evans, Elwood Jensen, Pierre Chambon với nghiên cứu về cơ quan thụ cảm hạt nhân, và David Julius, nhà khoa học người Mỹ với khám phá cơ chế phân tử khiến da cảm thấy đau đớn hay nóng lạnh.
"Giải thưởng sẽ được trao cho nhứng khám phá cơ bản làm sáng tỏ hiểu biết về cơ thể con người, các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tật", Goran Hansson, thư ký của Ủy ban giải Nobel cho biết. Tuy nhiên ông từ chối đưa thêm bất kỳ chi tiết cụ thể nào khác. Theo đó sẽ có rất nhiều thành tựu xứng đáng cho giải thưởng quốc tế danh giá năm nay.
Kết quả sẽ công bố vào tháng 10. Người đoạt giải sẽ nhận được tiền thưởng (1.500.000 USD), huy chương, giấy chứng nhận vào ngày 10 tháng 12, ngày kỷ niệm ngày mất của Alfred Nobel. Giải Nobel được trao tối đa cho 3 người mỗi năm.
Ứng cử viên thứ hai là nhà khoa học người Nhật Shinya Yamanaka, người đã tạo ra bước tiến nhảy vọt trong nền y học thế giới với thành công tạo ra tế bào gốc từ tế bào da bình thường không cần đến phôi thai người.
Shinya Yamanaka, làm việc tại ĐH Kyoto và Viện tim mạch Gladstone ở San Francisco, được công nhận là "Nhân vật quan trọng" do tạp chí Time bình chọn với nhiều thành tựu to lớn đã đạt được trong các lĩnh vực như y học, sinh học, công nghệ...với hàng loạt giải thưởng đã giành được như: giải Albert Lasker năm 2009, giải Balzan năm 2010, Giải nghiên cứu Ung thư Meyenburg năm 2007....
Nhà khoa học người Nhật Shinya Yamanaka (Ảnh: Wikipedia) |
Theo dự đoán của giới truyền thông và các nhà phân tích, có nhiều khả năng Shinya Yamanaka sẽ chia sẻ giải thưởng với John Gurdon, nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực nhân bản vô tính hoặc James Till, nhà khoa học đã cứu được tính mạng của hàng ngàn bệnh nhân bị bệnh bạch cầu nhờ phát hiện ra tế bào gốc máu.
Ngoài ra còn một số ứng cử viên tiềm năng khác như: bộ ba Ronald Evans, Elwood Jensen, Pierre Chambon với nghiên cứu về cơ quan thụ cảm hạt nhân, và David Julius, nhà khoa học người Mỹ với khám phá cơ chế phân tử khiến da cảm thấy đau đớn hay nóng lạnh.
"Giải thưởng sẽ được trao cho nhứng khám phá cơ bản làm sáng tỏ hiểu biết về cơ thể con người, các phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tật", Goran Hansson, thư ký của Ủy ban giải Nobel cho biết. Tuy nhiên ông từ chối đưa thêm bất kỳ chi tiết cụ thể nào khác. Theo đó sẽ có rất nhiều thành tựu xứng đáng cho giải thưởng quốc tế danh giá năm nay.
Kết quả sẽ công bố vào tháng 10. Người đoạt giải sẽ nhận được tiền thưởng (1.500.000 USD), huy chương, giấy chứng nhận vào ngày 10 tháng 12, ngày kỷ niệm ngày mất của Alfred Nobel. Giải Nobel được trao tối đa cho 3 người mỗi năm.
Doanh nhân |
Những doanh nhân đã làm thay đổi thế giới (04/11/11) |
Bầu Đức: Nhiều người bảo số tôi khổ (29/09/11) |
Tỷ phú Nga đấm nhau trên truyền hình (21/09/11) |
Báo nước ngoài ngỡ ngàng vì đại gia Việt (21/09/11) |
10 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á (14/09/11) |
Thêm 10 lý do khiến bạn không giàu (06/08/11) |